MÔ TẢ
Non sông đất trời ta chắt lọc
Quyện hòa tinh hoa ngọc thức ươm
Tay ai nặn nhào nên túy phẩm/tuyệt
Nếp cẩm hương bay… say lòng người!
Nhâm nhi chén rượu, thực khách sẽ bất ngờ cuốn vào không gian núi rừng Tây Bắc và cảm nhận mọi giác quan được “ru êm” một cách quá đỗi nhẹ nhàng, gần gũi. Tiếng róc rách nước chảy và ngay cả từng cái đung đưa của cỏ cây bỗng trở nên thật rõ. Làn gió trong lành, mơn man bên da, thoảng thứ hương thơm đặc biệt mang một cảm giác thư thái lạ kì. Trước mắt thực khách là những nương nếp cẩm bậc từng bậc, phủ tím cả núi rừng. Nếp cẩm – loại “ngọc thức” được người dân Tây Bắc làm nên một đặc sản nức tiếng bốn phương, đong đầy những tinh hoa, độc đáo của văn hóa và đặc trưng của Việt Nam. Không gì khác, đó chính là Rượu Nếp Cẩm.
Rượu Nếp Cẩm có ở rất nhiều nơi nhưng chỉ rượu được nấu từ loại nếp cẩm nương được trồng trên các thửa ruộng bậc thang vùng Tây Bắc mới có thể khiến người ta hết lời ca ngợi và làm say lòng thực khách đến thế.
Nếp cẩm nương Tây Bắc “hít thở” bằng khí trời mát mẻ, trong lành, “uống” dòng nước tinh khiết từ đỉnh núi len lỏi qua các vách đá đổ về. Hạt nếp cẩm nương bao giờ cũng căng, mẩy, dài và chắc. Hương nếp tỏa ra mang chút thanh khiết, mộc mạc và êm ái vô cùng. Xôi nấu từ nếp cẩm Tây Bắc cũng đặc biệt ở chỗ các hạt không kết dính, hương thơm nhẹ nhàng, không nồng đậm, ngào ngạt như những loại khác mà chỉ khi ăn người ta mới cảm nhận hết được vị ngọt dẻo của những hạt nếp. Và… chỉ khi thưởng thức rượu Nếp Cẩm mới cảm nhận được cung bậc hương và vị ẩn mình trong từng hạt “ngọc thức”.
Lắc nhẹ ly, rượu Nếp Cẩm có một sức hút lạ kì với thực khách không chỉ bởi thứ hương dễ chịu, êm dịu và mộc mạc khiến ta ngất ngây, mà còn bởi sự sóng sánh như mật của ly rượu màu tím đậm. Cảm giác tê tê đầu lưỡi, chút ngọt đầu môi, chút hương tự nhiên của núi rừng Tây Bắc. Điều đặc biệt ở rượu Nếp Cẩm đó là càng uống càng thấy ngọt, ấm bụng và không hề cay gắt. Và để làm được một túy phẩm hảo hạng, điều không thể thiếu là bàn tay của những người nghệ nhân lâu năm và bí kíp lưu truyền trăm năm của người dân Tây Bắc.
Người Tây Bắc gìn giữ qua nhiều thế hệ công thức về một loại men đặc biệt để ủ xôi nếp cẩm với thành phần được làm từ những loại thảo mộc. Chỉ vậy thôi vẫn chưa đủ để có được ly Rượu Nếp Cẩm thơm ngon nhất. Một trong những công đoạn quan trọng nhất đòi hỏi kinh nghiệm, giác quan nhạy bén của người nghệ nhân đó chính là ủ rượu. Xôi nếp cẩm khi ủ phải lên men đủ độ, vừa phải, không chua quá nhưng cũng không sớm quá. Tốc độ lên men hay chất lượng lên men phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhiệt độ bên ngoài. Đây cũng là lúc người nghệ nhân cảm nhận bằng mọi giác quan của mình để biết tình trạng lên men đã đạt tới mức ngon nhất chưa. Và sau khi chưng cất, để rượu có độ êm, trầm, ấm, ngọt dịu, những chum rượu sẽ được đậy kín vào chôn dưới lòng đất khoảng 9 – 12 tháng mới mang ra sử dụng.
Nhấp ly rượu Nếp Cẩm chuẩn vị Tây Bắc, cảm nhận cái đậm đà, ấm áp, ngọt êm mới “thấm” được hết cái hồn của núi rừng, thiên nhiên và con người nơi đây. Và chắc hẳn thực khách sẽ hiểu lí do rượu Nếp cẩm trước đây chỉ được giành cho những giới quý tộc.